#1 - Bệnh trĩ giai đoạn đầu - Phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh

#1 – Bệnh trĩ giai đoạn đầu – Phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (6 votes, average: 4,50 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Bệnh trĩ là bệnh mãn tính gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Do đó, việc phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị, đẩy lùi các dấu hiệu cũng như ngăn chặn biến chứng bệnh trĩ sớm .

Bệnh trĩ giai đoạn đầu có biểu hiện gì?

Bệnh trĩ bao gồm 2 trạng thái biểu hiện là trĩ nội và trĩ ngoại, được phân biệt với nhau dựa vào vị trí hình thành cũng như đặc điểm của búi trĩ.

Bệnh trĩ nội

Búi trĩ nội hình thành trên đường lược nên ban đầu nằm trong ống hậu môn, rất khó phát hiện nếu không soi trực tràng. Bệnh trĩ giai đoạn đầu chỉ có chảy máu là triệu chứng chính. Người bệnh đại tiện ra máu nhưng máu chảy khá kín đáo và lượng rất ít, chỉ đủ thấm trên giấy vệ sinh hay dính một chút trên phân nên rất dễ bị bỏ qua. Dấu hiệu này tương ứng với bệnh trĩ nội cấp độ 1. Sau một thời gian, ở cấp độ 2, từ lỗ hậu môn xuất hiện cục thịt thừa với kích thước khoảng bằng hạt ngô, màu đỏ hồng thò ra khi đi đại tiện sau đó lại co lên, hậu môn nóng rát khi phân đi qua.

Những triệu chứng bệnh trĩ giai đoạn đầu này nếu không được can thiệp điều trị sớm sẽ rất nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn, việc điều trị khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều.

Phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh
Bệnh trĩ giai đoạn đầu – Ảnh minh họa

Bệnh trĩ ngoại

Thực tế bệnh trĩ ngoại không được chia độ như trĩ nội nhưng vẫn có tiến trình phát triển với những dấu hiệu đặc trưng. Bờ hậu môn nổi cộm, sưng tấy, vướng là những triệu chứng bệnh trĩ giai đoạn đầu mà bệnh nhân cần biết. Do búi trĩ ngoại luôn nằm ngoài hậu môn và được bao phủ bởi một lớp biểu mô lát tầng nên có thần kinh cảm giác và đặc biệt rất nhạy cảm với những sự cọ xát khiến cho bệnh nhân đau, có thể có vết loét, sưng ngứa.

Sau đó, các đám rối tĩnh mạch liên kết phình ra to hơn tạo thành một chùm ngoằn ngoèo nằm ngoài hậu môn, có thể nhìn thấy rất rõ và cảm nhận được bằng tay.

Điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu như thể nào?

Như đã nói, điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu không hề quá khó khăn nếu không muốn nói là dễ chữa. Nếu vừa mới có biểu hiện bệnh trĩ trong giai đoạn 1 – 2 thì hầu hết bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý là có thể khỏi bệnh mà không cần đến những can thiệp ngoại khoa phức tạp.

Thuốc chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu

Khi bệnh trĩ còn nhẹ, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng kết hợp các loại thuốc uống, bôi tại chỗ hay thuốc đặt hậu môn (chuyên dụng cho bệnh trĩ nội) nhằm tăng cường độ bền thành tĩnh mạch, thúc đẩy lưu thông máu và kháng viêm, tiêu sưng làm búi trĩ co lại.

Cùng với các loại thuốc đặc trị bệnh trĩ, bác sĩ sẽ dựa vào những tình trạng thực tế của bệnh nhân mà chỉ định các loại thuốc nhuận tràng cho bệnh nhân. Tuy nhiên người bệnh lưu ý không lạm dụng để không làm mất phản xai đi cầu, gây ra chứng khó đại tiện.

Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng thuốc, không ngưng thuốc, bỏ thuốc hay tùy tiện mua thuốc về điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn gây cản trở việc điều trị.

Thay đổi thói quen để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh trĩ
Cách phòng tránh bệnh trĩ – Ảnh minh họa

Bệnh trĩ dù là trĩ nội hay trĩ ngoại đều được hình thành do người bệnh duy trì những thói quen xấu trong sinh hoạt. Do đó, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên chú ý thực hiện những điều sau:

  • Tăng cường chất xơ trong thực đơn dinh dưỡng, uống đủ nước và ăn các thực phẩm nhuận tràng đồng thời hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị, tránh chất gây nghiện và chất kích thích để ngăn ngừa táo bón – nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
  • Xây dựng thói quen đại tiện vào thời điểm định trong ngày, khi thấy khó đại tiện hoặc phân cứng,nên chia làm hai lần đại tiện trong ngày để giảm áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn. Không nên đi đại tiện quá lâu hay vô tình kéo dài thời gian đại tiện bằng việc đọc báo, xem phim, chơi game trong khi đi đại tiện để không làm các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
  • Ngâm hậu môn mỗi ngày 2 lần,mỗi lần 20 phút trong nước ấm và vệ sinh sạch sẽ.
  • Thường xuyên vận động để không gây áp lực lên trực tràng cũng chính là một cách ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Nếu đặc thù công việc yêu cầu ngồi, đứng liên tục, hãy đảm bảo thay đổi tư thế sau không quá 1 tiếng.
  • Phương pháp điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu khá hiệu quả khác được chuyên gia khuyên áp dụng là các bài tập kegel nhằm tăng cường chức năng các nhóm cơ hậu môn.

Bệnh trĩ giai đoạn đầu hoàn toàn có thể phát hiện và điều nhanh chóng. Nếu người bệnh nắm được những biểu hiện của bệnh trĩ và quan tâm chú ý đến những sự thay đổi bất thường ở hậu môn. Bạn đọc còn điều gì băn khoăn chưa rõ về những biểu hiện và cách điều trị bệnh trĩ xin vui lòng liên hệ phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh để được các chuyên gia tư vấn chi tiết!

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 và 0977-355-050 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận