Đánh giá:
Chia sẻ:
Trẻ em bị nứt kẽ hậu môn là mối lo lắng của hầu hết các bậc cha mẹ. Do trẻ em, là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường, sức đề kháng yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công nên việc xử lí khi trẻ bị nứt hậu môn là việc làm hết sức quan trọng.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ là hiện tượng niêm mạc trong ống hậu môn xuất hiện những vết rách, vết nứt gây đau đớn. Theo thống kê cho thấy có đến 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu môn trong những năm đầu đời. Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân hiện vẫn chưa được làm rõ nhưng với trẻ lớn hơn, việc vệ sinh hậu môn không sạch sẽ và chứng táo bón lâu ngày không khắc phục được cho là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Trẻ em thường không thích ăn rau dẫn đến việc mất cân bằng dinh dưỡng và cơ thể thiếu đi lượng chất xơ cần thiết cho tiêu hóa dẫn đến táo bón. Khối phân to và cứng, khó di chuyển trong đường ruột khiến trẻ dùng nhiều sức để rặn, gây đau rát và hình thành các vết nứt chảy máu ở hậu môn.
Vệ sinh hậu môn cho trẻ không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công, hậu môn ngứa ngáy và dễ bị tổn thương cũng là nguyên nhân trẻ em bị nứt hậu môn mà bố mẹ nên biết.
Trẻ em bị nứt kẽ hậu môn không có khả năng nhận thức và trình bày về những triệu chứng bệnh nên bố mẹ cần quan tâm để kịp thời phát hiện những bất thường ở trẻ:
Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ do những thói quen không trong ăn uống gây táo bón thời chứ thường không liên quan đến các bệnh lí hậu môn – trực tràng khác nên đa phần có thể tự lành nếu được chăm sóc đúng cách. Theo ý kiến chuyên gia, khi chăm sóc trẻ em bị nứt kẽ hậu môn, cần lưu ý những điều sau:
Nguyên nhân gây nứt hậu môn ở trẻ là tình trạng táo bón nên cần làm sao giải quyết được vấn đề này bằng việc thay đổi thực đơn dinh dưỡng cho bé. Mẹ cần bổ sung các loại rau xanh, nếu trẻ không trực tiếp ăn, có thể cho uống nước ép rau củ lẫn với hoa quả tươi hay chế biến một cách hấp dẫn để thu hút trẻ, có thể cho trẻ ăn các loại sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa.
Trong trường hợp trẻ em bị nứt hậu môn nặng hơn, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ và cho trẻ dùng các loại thuốc nhuận tràng theo chỉ định để làm mềm phân. Chú ý không quá lạm dụng để tránh những tác dụng phụ gây khó đại tiện cho trẻ.
Quan trọng hơn, cha mẹ cần vệ sinh hậu môn cho trẻ sạch sẽ, chú ý vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm và thấm khô với khăn mềm, không dùng giấy vệ sinh và các loại khăn ướt chứa cồn và chất tạo mùi để tránh làm tổn thương nặng hơn.
Khuyến khích và tập cho bé đi đại tiện đúng giờ với những trẻ đã lớn hơn, không nên chơi đùa với trẻ trong khi đi đại tiện để bé không ngồi lâu, làm cho vết nứt trầm trọng hơn.
*Chú ý:
Nếu trẻ em bị nứt kẽ hậu môn chảy máu, lâu không lành, bé đau đớn nhiều, quấy khóc dữ dội và vẫn tiếp tục đại tiện ra máu, mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và can thiệp đúng cách.
Đa số nứt hậu môn không quá nguy hiểm và có thể lành với những cách chăm sóc đơn giản nhưng nếu không được xử lý sẽ gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe và sự phát triển về thể chất của trẻ nên cha mẹ cần hết sức lưu ý. Để xem thêm những thông tin quan trọng cập nhật khác quý khác hãy truy cập website: http://benhtrihungthinh.net/
Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:
- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 và 0977-355-050 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.
- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.
Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa
Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời
Bình luận