Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì?

Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì?

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (No Ratings Yet)
Loading...

Chia sẻ:

Đi cầu ra máu tươi là tình trạng không hiếm gặp, hầu hết ai cũng đều bắt gặp tình trạng này ít một lần trong đời. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó cần được điều trị kịp thời. Để biết thêm và tình trạng đi cầu ra máu hãy cùng tìm hiểu qua những chia dẻ dưới đây.

Đi cầu ra máu là biểu hiện của bệnh lý nào?

Đi cầu ra máu tươi xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc máu theo phân ra ngoài có thể là biểu hiện của một số bệnh ở hậu môn – trực tràng. Cụ thể:

Đi cầu ra máu do mắc bệnh trĩ

Đây là một trong số những bệnh lý phổ biến ở hậu môn – trực tràng gây ra hiện tượng chảy máu tươi khi đi cầu.

Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ máu chảy không nhiều, người bệnh có thể nhận thấy qua giấy vệ sinh hoặc phân có lẫn máu.

Khi bệnh phát triển nặng thì lượng máu sẽ xuất hiện nhiều hơn, có trường hợp máu chảy thành giọt hoặc thành tia.

Đi cầu ra máu do bị táo bón

Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân ra nhiều máu khi đi đại tiện. Khi bị táo bón, phân rất khô, to và cứng làm cho người bệnh mất nhiều sức để rặn. Lúc đó, niêm mạc hậu môn sẽ bị căng giãn và bị các cạnh của phận cọ sát gây trầy xước và có thể bị rách nên xuất hiện tình tạng đi ngoài ra máu.

Đi cầu ra máu do nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn thường hình thành khi người bệnh bị táo bón quá lâu. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh đi đại tiện ra máu, gây đau rát hậu môn, ống hậu môn bị sưng tấy, phù nề… để lâu ngày sẽ dẫn đến nứt hậu môn và kèm theo bệnh trĩ.

Đi cầu ra máu do polyp trực tràng, polyp đại tràng, polyp hậu môn

Đây đều là những bệnh lý có triệu chứng đi đại tiện ra máu tươi và là biểu hiện dễ nhận biết của những bệnh lý này. Bệnh nhân mắc phải những bệnh lý kể trên có thể xuất hiện máu theo từng khoảng thời gian và chảy máu ngay cả khi không bị táo bón.

Đi ngoài ra máu do bị viêm loét đại tràng, trực tràng

Viêm đại tràng là hiện tượng viêm ở ruột già hoặc đại tràng. Đây là bệnh lý ít gặp phải, tuy nhiên biểu hiện đi đại tiện ra máu của bệnh này cũng giống với bệnh trĩ và các bệnh lý khác nên người bệnh rất dễ nhầm lẫn. Vì thế, người bệnh nên đi khám để phát hiện bệnh chính xác .

Đi ngoài ra máu do ung thư hậu môn – trực tràng

Đi ngoài ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư trực tràng nhưng lại không gây đau đớn cho người bệnh. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc màu đen lẫn chất nhầy theo phân ra bên ngoài. Bệnh nếu không được phát hiện sớm có thể gây tử vong cho người bệnh.

Đi ngoài ra máu do xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó, máu sẽ bị thoát ra khỏi mạch và chảy vào ống tiêu hóa sau đó thoát ra ngoài bằng cách nôn hoặc đi ngoài. Đây cũng là một trong số những bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng cần được phát hiện sớm.

Nên làm gì khi bị đi cầu ra máu?

Đại tiện ra máu là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào đó mà bạn không  nên chủ quan sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, nếu gặp tình trạng đi ngoài ra máu trên 1 tuần, bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, không nên để bệnh lâu sẽ trở nặng và rất khó điều trị. Bên cạnh đó, để hạn chế đi ngoài ra máu, bạn hãy tạo cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý:

– Có thói quen ăn uống hợp lý, điều độ: Khi bị đi ngoài ra máu bạn nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và bổ sung cho cơ thể 2 lít nước mỗi ngày. Thực hiện chế độ ăn uống này hằng ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, làm mềm phân và tránh đi táo. Từ đó hạn chế được bệnh trĩ và các bệnh polyp, nứt kẽ hậu môn..

– Đi đại tiện đúng cách: Sau khi đi đại tiện bạn nên dùng nước để rửa thay vì dùng giấy vệ sinh để hạn chế sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, bạn không nên nhịn đại tiện hoặc sử dụng điện thoại, đọc báo… trong quá trình đi cầu để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ – bệnh lý nhiều người mắc phải.

– Thường xuyên vận động, luyện tập thể thao: Luyện tập thể thao cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cao để tránh đi cầu ra máu, là đối với những người phải ngồi nhiều và ít vận động. Những người làm văn phòng thì nên thường xuyên đi lại trong giờ làm việc để máu được lưu thông. Mỗi người hãy dành ra 30 phút – 1 tiếng để tập thể dục sẽ hạn chế được tình trạng đại tiện ra máu.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề đi cầu ra máu tươi là bệnh gì? từ các chuyên gia của phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh. Đi cầu ra máu có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào, vì thế bạn nên thăm khám nếu tình trạng này kéo dài và liên tục để phát hiện bệnh sớm. Nếu còn điều gì thắc mắc về vấn đề đi cầu ra máu thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc hệ thống chat trực tuyến trên website để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Phòng khám bệnh trĩ

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 và 0977-355-050 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận