#1.Đi cầu ra máu : Dấu hiệu sớm của căn bệnh nguy hiểm

Đi cầu ra máu

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Đi cầu ra máu (đại tiện ra máu) là một triệu chứng ở hậu môn không mấy hiếm gặp và có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Hiện tượng này hẳn lúc nào cũng nguy hiểm nhưng phần lớn có liên quan đến những chứng bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy bạn đọc cần nắm được những bệnh lý liên quan để kịp thời phát hiện và điều trị khi có triệu chứng đi cầu ra máu.

Đi cầu ra máu : Dấu hiệu sớm của căn bệnh nguy hiểm

Đi cầu ra máu là như thế nào?

Đi cầu ra máu là hiện tượng người bệnh thấy máu sau mỗi lần đi đại tiện. Máu có thể ra lẫn trong phân hay sau phân, màu sắc, lượng máu phụ thuộc vào vị trí tổn thương nằm ở đoạn trên hay dưới ống tiêu hóa, mức độ tổn thương nặng hay nhẹ và thời gian đọng máu ngắn hay dài.

đi cầu ra máu
Đi cầu ra máu – Ảnh minh họa

Đi cầu ra máu vốn dĩ không phải là một bệnh lý với những dấu hiệu và giai đoạn phát triển cụ thể mà bản thân nó chỉ là một trong số nhiều dấu hiệu cảnh báo một bệnh lí nào đó. Do vậy, khi thấy hiện tượng này, cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp.

Đi cầu ra máu là triệu chứng bệnh gì?

Căn cứ vào tình trạng cụ thể, mức độ và màu sắc, tính chất máu, có thể phần nào nhận biết được những bệnh lý liên quan, cụ thể như:

Đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến trong nhóm bệnh hậu môn – trực tràng với những dấu hiệu nhận biết đặc trưng là đi cầu ra máu kèm theo sa búi trĩ. Ngay cả trong giai đoạn đầu của bệnh, khi búi trĩ chưa sa ra ngoài, người bệnh đã có biểu hiện đại tiện ra máu, thường không đau đớn nếu như không táo bón.

Giai đoạn này máu ra ít và kín đáo, ra sau phân, có màu đỏ tươi, thường chỉ dính trên giấy vệ sinh. Càng về sau khi búi trĩ lớn hơn, cọ xát mạnh hơn với phân, máu ra càng nhiều, chảy nhỏ giọt, thậm chí  thành tia, thành dòng, máu chảy cả khi ngồi, khi đi lại, khi lao động mạnh.

>>>>> Bài viết quan  tâm: Cách điều trị ngứa hậu môn

Đi cầu ra máu do nứt kẽ hậu môn

Sau bệnh trĩ, có lẽ nứt kẽ hậu môn được nhắc đến như một trong những nguyên nhân chính gây chứng đi cầu ra máu.

Nứt kẽ hậu môn thường gặp ở những người táo bón kinh niên. Khối phân to, thô cứng chèn ép lên ống hậu môn. Cộng thêm việc người bệnh ra sức rặn để tống phân ra ngoài khiến cho ống hậu môn bị rách, bị nứt gây chảy máu.

Bệnh nứt kẽ hậu môn
Đi cầu ra máu dấu hiêu nứt kẽ hậu môn – Ảnh minh họa

Khi bị nứt hậu môn, người bệnh có triệu chứng chính là đau nhức, phù nề hậu môn, đại tiện ra máu có lẫn mủ, hậu môn đau rát. Nếu tình trạng táo bón không được chấm dứt nhanh chóng, lâu dần vết nứt hậu môn to ra, máu tươi chảy ra nhiều hơn ngay cả khi không đi đại tiện.

Đi cầu ra máu do viêm kết tràng, trực tràng

Người bệnh viêm kết tràng, trực tràng, thường đi đại tiện rất nhiều lần trong ngày, đi cầu ra máu lẫn trong phân lỏng hay phân nát. Máu có màu đỏ tươi, dạng sợi do mang theo cả dịch nhầy trong đại tràng. Bệnh này khá dễ nhận biết bởi ngoài đi cầu ra máu, bệnh nhân còn cảm nhận được rất nhiều triệu chứng toàn thân như : đau bụng quằn quại, sốt, ớn lạnh.

Đi cầu ra máu do polyp hậu môn

Polyp hậu môn là các khối u đa phần là lành tính, được gây nên do sự tăng sinh lớp niêm mạc lòng trực tràng. Đây là bệnh có triệu chứng lâm sàng hết sức nghèo nàn nên rất khó nhận biết sớm nếu như không nội soi trực tràng. Triệu chứng chính có thể gặp chỉ là hiện tượng đi cầu ra máu nhiều, thành dòng mà không kèm theo cảm giác đau, không có triệu chứng toàn thân nào đáng kể.

Ngoài ra, đi cầu ra máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh rối loạn đông máu, dấu hiệu nhiễm khuẩn lao hay các bệnh truyền nhiễm hiếm gặp khác.

Những nguyên nhân đi cầu ra máu trên đây chỉ có tính chất tham khảo chứ không nên tự áp dụng chẩn đoán và điều trị tại nhà. Tùy tiện điều trị thiếu căn cứ chuyên môn sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Thay vào đó, nếu có dấu hiệu đi cầu ra máu, bệnh nhân nên thăm khám chi tiết, xác định tình hình rồi mới đưa phương pháp điều trị.

Nếu còn điều gì chưa rõ về đi cầu ra máu và các bệnh hậu môn – trực tràng nói chung, xin vui lòng liên hệ phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn!

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 và 0977-355-050 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận