#1.Thế nào là bệnh trĩ ngoại? - Cách điều trị bệnh trĩ ngoại tận gốc

#1. Thế nào là bệnh trĩ ngoại? – Cách điều trị bệnh trĩ ngoại tận gốc

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (18 votes, average: 4,89 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Bệnh trĩ ngoại xảy ra khi người bệnh phát hiện ở hậu môn có các búi trĩ bị phồng to, xơ cứng và lòi ra bên ngoài. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, việc điều trị sớm bệnh trĩ ngoại là điều rất cần thiết để hạn chế các biến chứng của bệnh.

Dưới đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh về các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ ngoại.

TRĨ NGOẠI LÀ GÌ?

Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ. Bệnh hình thành do sự phình to, căng dãn quá mức của các tĩnh mạch ở rìa hậu môn hoặc do phần da ở các nếp nhăn hậu môn bị viêm nhiễm, tụ máu.

Búi trĩ ngoại có thể xảy ra ở bất cứ ai, thuộc bất kỳ lứa tuổi nào nhưng đối tượng dễ mắc bệnh là nhân viên văn phòng, công nhân may mặc, tài xế lái xe hay phụ nữ mang thai…

Thế nào là bệnh trĩ ngoại
Bệnh trị ngoại – Ảnh minh họa

NGUYÊN NHÂN BỆNH TRĨ NGOẠI

Bạn có thể mắc bệnh trĩ ngoại do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Cụ thể:

  • Do táo bón kéo dài: Đây được xem là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Khi bị táo bón người bệnh sẽ phải cố dùng sức để răn phân ra ngoài, điều này sẽ khiến cho các tĩnh mạch ở cùng hậu môn dễ bị căng giãn, phình to, từ đó gây nên bệnh trĩ.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Một chế độ ăn uống nhiều thực phẩm khó tiêu hay đồ uống có ga sẽ dễ dẫn đến táo bón và bệnh trĩ.
  • Do tính chất công việc: Người làm những việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ hoặc làm những việc phải mang vác quá nặng… sẽ khiến cho vùng hậu môn – trực tràng phải chịu một áp lực lớn, từ đó dễ sinh ra bệnh trĩ.
  • Do đại tiện không đúng cách: Những người khi đi đại tiện đọc báo, dùng điện thoại hoặc cố dùng sức để rặn phân ra ngoài sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh trĩ.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, bạn cũng có thể mắc bệnh trĩ ngoại do tâm lý căng thẳng, stress kéo dài hoặc do mang thai…

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ  NGOẠI

  • Đại tiện ra máu: Khi mới mắc bệnh, máu chảy ra ít và khá kín đáo. Nếu người bệnh không chú ý thì sẽ rất khó phát hiện được máu dính trên giấy vệ sinh hoặc bám theo phân ra ngoài. Thời gian sau, máu chảy ra nhiều hơn, thậm chí những trường hợp nặng máu có thể chảy thành tia hoặc ngồi xổm là máu lại chảy gây mất máu, thiếu máu.
  • Búi trĩ hình thành và ngày càng phát triển hơn: Búi trĩ hình thành ở ngoài rìa hậu môn với kích thước rất nhỏ. Lâu dần, búi trĩ ngày càng phát triển với kích thước lớn gây vướng víu, khó chịu.
  • Đau rát hậu môn: Khi đi đại tiện hoặc khi ngồi xuống, vận động mạnh gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Những cơn đau này có thể kéo dài trong nhiều giờ tùy vào mức độ bệnh.

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng như: ngứa ngáy hậu môn, viêm nhiễm hậu môn…

BỆNH TRĨ NGOẠI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bệnh trĩ ngoại khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái và rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, nếu để bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm nhiễm hậu môn: Bệnh trĩ ngoại khiến vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào hậu môn gây ra viêm nhiễm.
  • Mất máu, thiếu máu: Máu chảy ra nhiều khi người bệnh đi đại tiện sẽ dẫn đến mất máu và thiếu máu trầm trọng. Người bị thiếu máu thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, thậm chí còn bị choáng ngất gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
  • Nhiễm trùng máu: Khi búi trĩ quá lớn sẽ gây tắc mạch, máu không lưu thông được. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hoại tử hậu môn, thậm chí là nhiễm trùng máu.
  • Hậu môn sưng to và xung huyết: Người bệnh cảm thấy ngứa và cảm thấy ẩm ướt ở hậu môn, sau khi đi đại tiện hoặc sau hoạt động mạnh tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Khi quan sát kỹ sẽ thấy những nếp gấp ở viền hậu môn bị xung huyết, sưng to.

Ngoài ra, bệnh trĩ không được điều trị kịp thời còn dẫn đến rối loạn chức năng hậu môn, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như đời sống vợ chồng…

CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ NGOẠI

Bệnh trĩ ngoại có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như: chữa bệnh bằng phương pháp dân gian, chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh tình của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp .

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ
Phương pháp chữa trị bệnh trĩ – Ảnh minh họa
  • Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp dân gian

Những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể áp dụng chữa bệnh bằng các biện pháp dân gian như: chữa bệnh bằng cây diếp cá, đu đủ xanh, lá thiên lý, lá hương nhu, vỏ cây hồng…

Tuy nhiên, cách chữa này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng thì mới có hiệu quả

  • Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa

Người bệnh có thể điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách sử dụng các loại thuốc uống kết hợp với thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà sử dụng mà chưa có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ.

  • Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp điều trị này thường không được khuyến khích cho bệnh trĩ ngoại, chỉ những trường hợp mắc bệnh nặng, búi trĩ đã quá lớn hoặc đã điều trị bằng phương pháp nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả.

Hiện nay, tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã và đang áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại tốt cho các bệnh nhân mắc trĩ ngoại đó là phương pháp PPH (LONGO). Phương pháp này được nhiều người tin tưởng và lựa chọn để điều trị bệnh trĩ ngoại. Đây là một phương pháp hiện đại và có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • An toàn: Bảo vệ tối đa chức năng bình thường của hậu môn, tránh những biến chứng nguy hiểm như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ.
  • Không đau: Đưa các búi trĩ ở ngoài hậu môn trở về vị trĩ cũ, không làm tổn thương đến vùng da xung quanh hậu môn, sau khi làm phẫu thuật bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau đớn.
  • Tổn thương ít, phục hồi nhanh: Sử dụng phương pháp PPH (longo) để cắt bỏ các búi trĩ sẽ không gây ra vết cắt hở, chảy máu ít, người bệnh sớm phục hồi và trở lại với cuộc sống bình thường.
  • Đối tượng điều trị: Do ít gây tổn thương nên phương pháp này thích hợp cho người già, bệnh nhân bị tái phát sau khi chữa bằng phương pháp truyền thống, hoặc người mắc bệnh sa trực tràng hậu môn.
  • Ngăn ngừa tái phát: Do cắt trĩ bằng phương pháp PPH (longo) đồng nghĩa với việc cắt nguồn cung cấp máu đến búi trĩ và tái tạo mới cấu trúc ống hậu môn nên tỉ lệ bệnh tái phát sẽ rất ít khi xảy ra, chi phí chữa bệnh trĩ tiết kiệm hơn.

Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi bài viết từ các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Chúc quý khách và gia đình có một ngày vui vẻ – một sức khỏe tốt.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 và 0977-355-050 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận