#1 Bệnh áp xe hậu môn: Tổng quan về bệnh áp xe hậu môn

#1 Bệnh áp xe hậu môn: Tổng quan về bệnh áp xe hậu môn

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (14 votes, average: 4,64 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Áp xe hậu môn là bệnh lý hậu môn – trực tràng tương đối phổ biến, gây ra rất nhiều đau đớn, phiền toái trong cuộc sống hàng ngày và ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là một số những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về bệnh áp xe hậu môn – nguyên nhân và các triệu chứng cụ thể cũng như cách điều trị hiệu quả.

Áp xe hậu môn là bệnh gì?

Áp xe hậu môn là hiện tượng nhiễm trùng có mủ xuất hiện giữa các mô mềm xung quanh ống hậu môn. Hầu hết các áp xe hậu môn đều bắt nguồn từ hện tượng nhiễm trùng ở các tuyến hậu môn nhỏ ở vùng dưới đường lược.
Bệnh áp xe hậu môn diễn biến theo ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 – Tuyến hậu môn bị nhiễm trùng và mưng mủ.
  • Giai đoạn 2 – Các ổ viêm nhiễm, mưng mủ bị vỡ, hình thành các ổ áp xe.
  • Giai đoạn 3 – Biến chứng thành rò hậu môn.
Bệnh áp xe hậu môn gây khó chịu cho người bệnh
Bệnh áp xe hậu môn gây khó chịu cho người bệnh – Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây áp xe hậu môn

Do viêm nhiễm vùng hậu môn

Viêm nhiễm hậu môn có thể coi là cơ chế hình thành áp xe hậu môn. Những sự viêm nhiễm ở khu vực này thường là do các bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại tràng…. với các biểu hiện chính là máu, lở loét, tiết dịch dẫn đến viêm và tạo mủ gọi là áp xe hậu môn.
Ngoài ra nếu nhiễm trùng ống hậu môn có xu hướng xâm lấn lên phía trên có thể dẫn đến áp xe giữa các cơ lớp trong hậu môn và ống trực tràng.

Do sử dụng thuốc

Trong quá trình điều trị các bệnh lí hậu môn trực tràng khác, bệnh nhân thường dùng rất nhiều loại thuốc chữa trị khác nhau, ảnh hưởng đến hậu môn gây áp xe. Đây cũng là lí do bệnh nhân thường được khuyến cáo không tự ý sử dụng thuốc.

Do tác động sau tiểu phẫu, phẫu thuật

Một số tiểu phẫu tại vùng đáy chậu, xương cụt, các ca phẫu thuật điều trị bệnh hậu môn nếu không được thực hiện ở một cơ sở y tế chuyên môn đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và trình độ cao của bác sĩ, sau phẫu thuật người bệnh không chú ý chăm sóc và vệ sinh vết thương đúng cách sẽ bị nhiễm trùng gây áp xe hậu môn.

Do chấn thương hậu môn

Trong quá trình làm việc và hoạt động có thể xảy ra một số tai nạn ảnh hưởng đến hậu môn nếu không được điều trị sớm và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra viêm nhiễm các tuyến hậu môn dẫn đến hình thành ổ áp xe, đặc biệt, dị vật ở hậu môn cũng là nguyên nhân gây áp xe hậu môn.
Ngoài ra, một số bệnh như tiểu đường, thiếu máu hay tình trạng suy dinh dưỡng… cũng là những nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch dẫn tới áp xe hậu môn mà người bệnh chưa biết đến.

Triệu chứng bệnh áp xe hậu môn

Đau nhức hậu môn

Bệnh nhân bị áp xe hậu môn thường cảm thấy đau nhức hậu môn do chịu tác động của các túi mủ, đặc biệt khi đi lại hay khi ngồi xuống, ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh. Chỉ khi ổ mủ vỡ ra, dich mủ thoát được ra ngoài bệnh nhân mới giảm được đau nhức nhưng lúc này tình trạng viêm nhiễm có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Xuất hiện khối sưng tấy

Khi bệnh nhân mới bị áp xe hậu môn sẽ thấy xuất hiện một khối sưng hay khối cứng nhỏ quanh hậu môn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy căng tức, bí bách, khó chịu ở quanh hậu môn. Sau một thời gian các khối sưng này sẽ phát triển to lên và tự vỡ.
Đau nhức quanh hậu môn
Do apxe hậu môn gây sưng tấy, nên người bệnh cảm thấy đau đớn. Khi các khối sưng bị vỡ ra, lúc này người bệnh cảm thấy đau rát khủng khiếp.

Chảy mủ

Khi các khối sưng phát triển to sẽ bị vỡ ra gây chảy mủ, tùy tình trạng bệnh mà mủ chảy ra nhiều hay ít, mủ có mùi hôi, màu vàng và đặc. Vết thương bị chảy mủ rất khó liền và có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Ngứa hậu môn

Do dịch mủ chảy ra khiến khu vực hậu môn luôn ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy ở vùng da quanh hậu môn.
Triệu chứng toàn thân
Người mắc bệnh áp xe hậu môn thường có dấu hiệu sốt có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao, nhiệt độ khi sốt khoảng 37 – 40C. Ngoài ra người bệnh thấy toàn thân khó chịu, mệt mỏi toàn thân, đại tiện ra máu, phân có dịch mủ nhầy kèm theo, ăn uống không ngon, môi khô, lưỡi bẩn, ngủ không ngon…Apxe quanh hậu môn nếu để lâu sẽ dẫn đến tác hại lớn, cần phải kịp thời đến các cơ sở y tế để chữa trị.

Hậu quả nghiêm trọng do áp xe hậu môn gây ra

Gây nhiễm trùng chảy mủ

Bệnh áp xe hậu môn  nếu như không được điều trị kịp thời thì những tổn thương sẽ ngày càng lan rộng ra khu vực xung quanh gây ra tình trạng nhiễm trùng mủ và chảy mủ rất đau đớn và căng tức chừng nào ổ áp xe còn chưa vỡ. Khi ấy cơ thể bệnh nhân phản ứng lại bằng biểu hiện sốt cao, người mệt mỏi, khó chịu, tinh thần không thoải mái….
Viêm nang lông quanh hậu môn
Hậu môn là điểm cuối của ống tiêu hóa, làm nhiệm vụ đào thải phân nên tập trung rất nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn chúng sẽ kết hợp với nhiều loại ký sinh trùng có trong dịch mủ xâm nhập và gây kích ứng các vùng da hậu môn từ đấy dẫn tới viêm nang lông.

Gây rò hậu môn

Áp xe hậu môn vừa là nguyên nhân đồng thời cũng chính là giai đọan cấp tính cuả bệnh lí rò hậu môn. Khi áp xe hậu môn không được điều trị, ổ mủ sẽ vỡ ra để lại một chỗ trống hình thành đường rò. Khi đó, hậu môn thường xuyên tiết dịch ẩm ướt, mùi hôi khó chịu, thậm chí phân có thể đi vào đường rò rồi thoát ra qua lỗ rò khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mất tự tin.
Gây một số bệnh hậu môn – trực tràng khác
Áp xe ở vùng hậu môn gây nhiều bất tiện, đau đớn, làm cho bệnh nhân rất sợ đi đại tiện,nhịn đại tiện lâu dài dẫn tới táo bón, và sinh ra một số bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ… Chưa kể bệnh nhân cố nhịn ăn để không cần đi đại tiện nhiều dẫn đến suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Điều trị áp xe hậu môn hiệu quả

Để điều trị được tốt bệnh áp xe hậu môn chúng ta cần phải điều trị theo đúng loại bệnh apxe hậu môn gây ra:

Đối với apxe hậu môn đơn thuần

Nếu bệnh áp xe hậu môn được phát hiện sớm, chưa có biểu hiện rò hậu môn thì việc điều trị khá đơn giản.
Với các trường hợp bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm, khi ổ áp xe chuẩn bị hình thành và chưa kịp gây ra những hiện tượng sưng nề, tụ mủ, người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, khi chưa tạo mủ, những triệu chứng lại hết sức nghèo nàn, chỉ có vùng da hơi cứng và tấy đỏ giống như mụn nhọt nên người bệnh hầu như đều bỏ qua.
Khi áp xe bắt đầu tạo mủ, những loại thuốc kháng sinh được sử dụng chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của mầm bệnh khác như nhóm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu và kiềm chế quá trình tạo mủ chứ không thể làm ổ mủ tiêu đi được. Do đó cần đến những can thiệp nhỏ như rạch dẫn lưu mủ và vệ sinh ổ áp xe.

Thiết bị hiện đại điều trị bệnh áp xe hậu môn
Thiết bị hiện đại điều trị bệnh áp xe hậu môn – Ảnh minh họa

Áp xe – rò hậu môn

Với những bệnh nhân mà hiện tượng áp xe hậu môn liên kết với đường rò, định phải loại bỏ đường rò và tổ chức xơ dưới da, thông dẫn lưu. Tuy nhiên, khi thực hiện cần hết sức chú ý để phá hủy hoàn toàn tổ chức xơ mà vẫn không làm tổn thương cơ thắt, tránh biến chứng đi cầu không tự chủ.
Trong quá trình điều trị vẫn cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc kháng sinh, tiêu viêm và giúp vết thương mau lành.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh áp xe hậu môn – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Bạn đọc nếu còn băn khoăn nào cần giải đáp xin vui lòng liên hệ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được các chuyên gia tư vấn chi tiết!

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 và 0977-355-050 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận