#1. Nứt kẽ hậu môn là gì? Nguyên nhân - biểu hiện nứt kẽ hậu môn

#1. Nứt kẽ hậu môn là gì? Nguyên nhân – biểu hiện nứt kẽ hậu môn

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (11 votes, average: 4,91 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Nứt kẽ hậu môn (rách hậu môn) là một trong những bệnh tổn thương ở hậu môn trực tràng có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn là rất quan trọng và cần thiết đối với người bệnh, bởi nó góp phần làm tăng hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.

NỨT KẼ HẬU MÔN LÀ GÌ?

Nứt kẽ hậu môn là một dạng viêm loét xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh. Hơn thế, bệnh nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn là do lớp da ống hậu môn dưới nếp nhăn bị nứt ra. Vết nứt có chiều dài khoảng 0.5 -1cm, vết nứt làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn khi đại tiện. Bệnh có thể tự khỏi nhưng lại rất dễ tái phát cho nên nếu không chữa trị bệnh có thể gây ra các biến chứng như gây apxe hậu môn, rò hậu môn.
Các dạng nứt kẽ hậu môn thường gặp là:

  • Nứt kẽ hậu môn với vết nứt non mới hình thành
  • Nứt kẽ hậu môn vết nứt già, hằn sâu và lớn
  • Vết nứt mới
  • Vết nứt cũ

NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT KẼ HẬU MÔN

Táo bón kinh niên: Táo bón khiến việc đại tiện gặp rất nhiều khó khăn, do phân rắn và cứng nên người bệnh phải dùng nhiều sức giặn để đẩy phân ra ngoài. Việc giặn mạnh gây áp lực cho hậu môn.
Ăn uống không khoa học: Ăn nhiều thịt, không ăn hoặc ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ nóng, uống không đủ nước sẽ gây ra táo bón.
Thói quen đại tiện: Các thói quen xấu khi đại tiện như ngồi đại tiện quá lâu, rặn mạnh khi đại tiện, ngồi xổm…sẽ gây áp lực cho hậu môn.
Vệ sinh: Sau khi đại tiện nếu không vệ sinh sạch sẽ hậu môn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm.

TRIỆU CHỨNG VIÊM NỨT KẼ HẬU MÔN

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh là điều vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị, càng chữa sớm thì kết quả điều trị đạt được càng cao.

Biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn
Biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn – Ảnh minh họa

Những triệu chứng thông thường của bệnh nứt kẽ hậu môn

  • Bị viêm loét, sưng tấy vùng da hậu môn.
  • Đại tiện khó khăn kèm theo cảm giác đau rát, nhói buốt.
  • Cảm thấy ngứa ngáy, cộm ở hậu môn.
  • Có máu dính kèm theo phân hoặc dính vào giấy vệ sinh.
  • Tiết dịch ở vết nứt kẽ hậu môn.
    Lưu ý: Khi phát hiện một trong những dấu hiệu trên cần đi kiểm tra sức khỏe sớm vì để lâu bệnh có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác như thiếu máu, nhiễm trùng máu, apxe hậu môn, rò hậu môn…

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn ở từng giai đoạn

Giai đoạn cấp tính: Ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ bị đau khi đi đại tiện. Nhiều người do quá đau dẫn đến chứng sợ đi đại tiện ra máu. Ban đầu máu dính ở phân hoặc giấy vệ sinh. Bệnh nhân sẽ vô tình nhìn thấy. Lâu dần máu chảy thành từng giọt, máu có màu đỏ tươi. Máu có thể chảy ít hay nhiều tùy vào vết nứt nông hay sâu và bệnh nhân có thể cảm nhận được dòng chảy ở hậu môn.
Giai đoạn mãn tính: Đến lúc này các vết nứt đã trở nên sâu hơn. Vết nứt kẽ có phản ứng viêm xuất tiết, vùng bị tổn thương được bao phủ bởi một lớp mủ đặc, kích thích vùng da xung quanh gây mẩn ngứa, khó chịu.
Những triệu chứng này có khi rõ ràng, có khi mờ nhạt khiến người bệnh chủ quan bỏ qua. Những chính điều này lại khiến bệnh có cơ hội phát triển nhanh hơn.
Chính vì vậy mà các chuyên gia về hậu môn trực tràng luôn khuyến cáo người bệnh nên đi khám ngay khi xuất hiện các biểu hiện trên để quá trình điều trị có thể đạt kết quả cao .

CÁCH ĐIỀU TRỊ NỨT KẼ HẬU MÔN

Bệnh nứt kẽ hậu môn là bệnh lý xảy ra khá phổ biến với mọi lứa tuổi, bao gồm cả nam giới và nữ giới, bệnh diễn biến khá phức tạp. Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi, nhưng tỷ lệ này rất ít bởi hậu môn là nơi có rất nhiều vi khuẩn cho nên các vết nứt ở hậu môn rất khó tự lành và không tái phát nếu không có sự can thiệp của y khoa. Theo các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh thì bệnh có thể điều trị bằng những cách sau:

Sử dụng thuốc để điều trị nứt kẽ hậu môn

Đây là cách chữa phổ biến , với các trường hợp bị nứt hậu môn nhẹ có thể sử dụng thuốc mỡ. Ngược lại khi vết thương nặng thì cần được tái khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Giai đoạn sớm: Có thể sử dụng thuốc mỡ để bôi trực tiếp vào hậu môn theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc mỡ cớ tác dụng làm giãn tĩnh mạch, giúp giảm áp lực cho cơ vòng hậu môn, giúp cầm máu và giúp giảm đau. Ngoài ra nên kết hợp việc điều trị với việc vệ sinh sạch sẽ hậu môn, đồng thời cũng có thể dùng một số thảo dược để xông hơi vùng hậu môn, như vậy giúp bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.
  • Giai đoạn nặng: Thường thuốc bôi không có tác dụng mà phải dùng kết hợp với một số thuốc kháng sinh nhằm kháng khuẩn, liều lượng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Đồng thời người bệnh cũng nên kết hợp với các bài thuốc Đông y, sử dụng để ngâm rửa nhằm đạt được kết quả điều trị cao.
    Nhưng lưu ý, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về sử dụng, cần dùng thuốc theo chỉ định, sử dụng đúng thuốc, đúng liều thì bệnh mới mau khỏi.
Bệnh nứt kẽ hậu môn
Bệnh nứt kẽ hậu môn – Ảnh minh họa

Phẫu thuật trị vết nứt hậu môn

Nếu bạn bị nứt kẽ hậu môn mãn tính và không tự lành, có thể phải sử dụng tiểu phẫu. Làm tiểu phẫu là để cắt một phần cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và giảm đau giúp mau lành vết nứt. Làm tiểu phẫu còn có thể bao gồm cắt bỏ cả vết nứt lẫn những mô sợi xơ chung quanh.
Đối với người lớn, tiểu phẫu thường được thực hiện trên cơ sở ngoại trú.
Nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn nặng, để điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả, cần phải làm tiểu phẫu cắt một phần cơ vòng hậu môn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần lo lắng vì ngày nay y học rất phát triển, việc tiểu phẫu rất đơn giản, an toàn, nhanh chóng và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho người bệnh.
Lưu ý: Khi phát hiện mình có dấu hiệu bị bệnh nặng thì nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để có một kết quả điều trị nhanh chóng và hiệu quả .

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH NỨT KẼ HẬU MÔN

Để phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn, chúng ta cần:

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ, trái cây và các thực phẩm có chứa chất xơ. Cháu cũng nên chú ý các thực phẩm giúp nhuận tràng và có lợi cho đường tiêu hóa như khoai lang, sữa chua…để giúp đi ngoài được dễ dàng. Ngoài ra, cháu (nếu có) phải hạn chế rượu bia, thuốc lá, đồ cay nóng và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Nên vận động cơ thể thường xuyên bằng cách tập thể dục nhằm giúp tăng nhu động ruột. Do đó, hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ. Bởi đây chính là những tác nhân gây ra nứt kẽ hậu môn.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên ngâm hậu môn với nước ấm trong 15 – 30 phút với tầm suất 2 – 3 lần/ ngày, đặc biệt là sau khi đại tiện, vì việc ngâm hậu môn vào nước ấm sẽ giúp giảm đau và ngứa.
  • Bên cạnh đó, bạn cần tránh rặn mạnh hoặc ngồi lâu khi đại tiện vì rặn sẽ tăng áp lực lên hậu môn, làm rách lại vết nứt cũ đang lành hoặc gây ra vết nứt mới.

Cảm ơn quý khách đã theo dõi thông tin về bệnh hậu môn của phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 và 0977-355-050 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận