Trĩ hỗn hợp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Trĩ hỗn hợp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (No Ratings Yet)
Loading...

Chia sẻ:

 Trĩ hỗn hợp là một bệnh lý xuất hiện trên cùng một người và trong cùng một thời điểm, có sự kếp hợp giữa hai loại trĩ đó là trĩ đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh nếu không được phát hiện và can thiệp phù hợp sẽ mang lại những phiền toái trong cuộc sống và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là một loại của bệnh trĩ, có sự kết hợp của cả 2 loại bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu bệnh nhân bị mắc phải hai loại trĩ này cùng lúc thì sẽ xuất hiện hai đám trĩ ở trong ống hậu môn và ngoài rìa hậu môn. Khi những búi trĩ trong ống hậu môn bị sa nặng và liên kết với búi trĩ ngoài rìa hậu môn tạo thành một khối trĩ lớn dài suốt từ trong ra ngoài hậu môn. Đám trĩ liên kết đó chính là trĩ hỗn hợp. Bởi sự kết hợp của cả hai loại trĩ nên trĩ hỗn hợp có tính phức tạp và độ nguy hiểm cao.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp được hình thành từ chính những thói quen hằng ngày của bệnh. Cụ thể:

Thiếu chất xơ và thường xuyên bị táo bón

Thiếu chất xơ dẫn đến táo bón thường xuyên là nguyên nhân khiến trĩ hỗn hợp hình thành. Những người không chú ý bổ sung các loại rau củ giàu chất xơ trong bữa ăn sẽ làm cho quá trình tiêu hóa kém. Thói quen này nếu không thay đổi sớm sẽ dẫn đến chứng táo bón kinh niên và nguy cơ mắc bệnh trĩ hỗn hợp.

Do đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ

Đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ khiến vùng dưới hậu môn chịu áp lực lớn gây ra tình trạng tê cứng, bí trệ, máu không lưu thông thuận lợi xuống vùng hậu môn.

Lười vận động và không có thói quen tập thể thao

Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị bệnh trĩ hỗn hợp. Do chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài, khiến máu không thể lưu thông tốt, hậu môn chịu lực và các cơ căng giãn bất thường làm xuất hiện búi trĩ.

Uống ít nước

Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phân. Uống ít nước khiến phân trở nên khô cứng, thành hậu môn không được mềm và trơn sẽ gây ra táo bón, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ hỗn hợp.

Lao động và khuân vác nặng nhọc

Những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc khiến hậu môn phải chịu áp lực do người lao động luôn phải gồng mình, là nguyên nhân hình thành trĩ hỗn hợp.

Thói quen rặn mạnh khi đi cầu

Mỗi khi đi đại tiện gặp phải những cục phân cứng và khó đẩy ra ngoài thì cần dùng sức để rặn. Tuy nhiên, điều này lặp đi lặp lại nhiều ngày sẽ dễ xuất hiện trĩ hỗn hợp.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ khi mang thai sẽ tăng áp lực của thai nhi đè lên vùng xương chậu và dồn xuống vùng hậu môn rất lớn gây tắc nghẽn mạch máu và khiến tĩnh mạch hậu môn dễ phình và giãn ra.

Ăn nhiều đồ cay nóng và sử dụng chất kích thích

Ăn quá nhiều các món ăn chứa nhiều tiêu, ớt và các loại đồ uống có ga hay bia rượu sẽ làm ruột kích thích, phân vón cục, khi đi đại tiện sẽ làm tổn thương thành hậu môn.

Do bị bệnh trĩ mà không điều trị sớm

Người bị bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại để lâu ngày không chữa trị sẽ phát triển thành trĩ hỗn hợp.

Triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp thường có những biểu hiện thường gặp và rất dễ nhận biết như sau:

Đại tiện ra máu

Đây là triệu chứng dễ nhận biết của bệnh trĩ nói chung cũng như bệnh trĩ hỗn hợp nói riêng. Lượng máu xuất hiện nhiều hay ít còn tùy vào mức độ của bệnh nặng hay nhẹ. Nếu bệnh nhẹ sẽ chỉ xuất hiện vài giọt hoặc dính trên giấy vệ sinh. Bệnh ở giai đoạn nặng máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia.

Đau nhức hậu môn

Vùng hậu môn có rất nhiều dây thần kinh và cực kỳ nhạy cảm, vì thế khi bị kích thích sẽ khiến người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau dai dẳng.

Dịch nhầy xuất hiện ở ngoài hậu môn gây ẩm ướt

Đây cũng là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh trĩ hỗn hợp. Nguyên nhân là do khi bị bệnh trĩ, niêm mạc của trực tràng bị kích thích bởi búi trĩ trong thời gian dài dẫn đến dịch bị tiết ra nhiều, tràn ra ngoài hậu môn. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân luôn thấy ẩm ướt, ngứa ngáy ở vùng hậu môn.

Sa búi trĩ

Bệnh trĩ phát triển ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện những búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Ở giai đoạn đầu các búi trĩ có thể tự thụt vào trong nhưng đến giai đoạn nặng các búi trĩ sẽ nằm hẳn bên ngoài hậu môn và không thể co lên được.

Cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa 2 loại trĩ nên việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Vì thế mỗi người cần chú ý để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để mang lại hiệu quả cao . Bệnh trĩ hỗn hợp có thể được điều trị bằng các cách sau:

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng phương pháp nội khoa

Thuốc điều trị trĩ hỗn hợp được áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ, thuốc có tác dụng làm teo các búi trĩ. Thuốc điều trị trĩ có dạng uống, dạng bôi và dạng thuốc đặt hậu môn. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc rất có thể bệnh sẽ tái phát.

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp được chỉ định sử dụng khi bệnh trĩ đã được điều trị bằng biện pháp nội khoa nhưng không mạng lại hiệu quả hoặc áp dụng cho những người bị bệnh ở giai đoạn nặng. Các phương pháp ngoại khoa thường được sử dụng như: thắt búi trĩ, chích xơ, cắt trĩ bằng kỹ thuật PPH và HCPT.

Trong đó PPH được đánh giá là phương pháp mang lại hiệu quả và tiên tiến hiện nay. Đây là phương pháp được hầu hết các cơ sở y tế uy tín, chất lượng áp dụng. Ưu điểm nổi bật của phương pháp PPH là an toàn, nhanh chóng, không đau, không để lại sẹo và phạm vi diều trị rộng, có thể áp dụng với mọi đối tượng.

Trên đây là những kiến thức về bệnh trĩ hỗn hợp do các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, người bệnh đã hiểu được bệnh trĩ hỗn hợp là gì, triệu chứng nhận biết và cách chữa trị hiệu quả. Mọi thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về bệnh trĩ, người bệnh có thể liên hệ với phòng khám để được hỗ trợ miễn phí.

 

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 và 0977-355-050 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận