#1. Những lưu ý khi bị bệnh trĩ - Bị bệnh trĩ nên làm những gì?

#1. Những lưu ý khi bị bệnh trĩ – Bị bệnh trĩ nên làm những gì?

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (1 votes, average: 4,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Bệnh trĩ ở thời điểm hiện tại đang là nỗi lo lắng chung của rất nhiều người. Khi bị bệnh trĩ, người bệnh không chỉ quan tâm đến phương pháp chữa trị mà còn đặc biệt chú ý đến những cách chăm sóc vùng trĩ cũng như thực hiện chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi làm sao để có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả .

Những lưu ý cho những người bị bệnh trĩ

Bị bệnh trĩ cần chăm sóc vùng trĩ đúng cách

Búi trĩ có bản chất là các đám rối tĩnh mạch bị xung huyết tạo, bề mặt là niêm mạc trực tràng (trĩ nội) hay lớp biểu mô lát tầng ngoài hậu môn (trĩ ngoại) nên rất dễ bị viêm nhiễm do tiết dịch ẩm ướt khiến vi khuẩn tấn công hay lở loét và chảy máu do cọ xát.

Do đó, hằng ngày, người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước ấm có thể có một chút muối rồi dùng khăn mềm thấm khô. Chú ý không làm sạch hậu môn với các loại giấy vệ sinh thô ráp, các dung dịch vệ sinh có hoạt chất tẩy rửa mạnh và không nên lạm dụng các loại khăn ướt chứa cồn và chất tạo mùi…

Bị bệnh trĩ cần chú ý chế độ ăn uống

Theo ý kiến chuyên gia, chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển của búi trĩ. Do đó, bệnh nhân bị bệnh trĩ cần chú ý ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều hơn các loại rau xanh và trái cây tươi, kết hợp uống đủ nước và ăn thực phẩm nhuận tràng (khoai lang, đu đủ chín, bí đỏ…) để cung cấp chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa, làm mềm phân, không gây áp lực cho trực tràng khi đi đại tiện.

Cách phòng tránh bị bệnh trĩ hậu môn
Cách phòng tránh bệnh tri hậu môn – Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, người đang bị bệnh trĩ cũng cần hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị mặn, cay, nóng vì chúng không chỉ khiến cho phân to, thô cứng mà còn có thể sẽ gây kích ứng hậu môn và làm tầm trọng hơn triệu chứng bệnh trĩ.

Bị bệnh trĩ cần thay đổi thói quen sinh hoạt

Cùng với việc ăn uống không khoa học thì lười vận động cũng là một nguyên nhân khiến bạn bị bệnh trĩ. Do đó, cần thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi, đứng quá lâu một tư thế để không dồn áp lực trọng lượng cơ thể đến vùng đáy chậu. Nếu bạn đang làm công việc hành chính văn phòng hay đang làm công việc đòi hỏi đứng, ngồi liên tục, cần dành thời gian giải tỏa áp lực bằng việc đi lại 1 – 2 phút, thay đổi tư thế ngồi/ đứng sau không quá 1 giờ.

Khi đang bị bệnh trĩ, cần hạn chế khuân vác các vật nặng hay làm việc quá sức đồng thời không nên ngồi xổm vì có thể khiến búi trĩ gia tăng kích thước nhanh chóng, thường xuyên sa ra ngoài và bị viêm nhiễm do cọ xát và tiếp xúc với vi khuẩn. Thay vào đó, có thể lựa chọn một môn thể thao phù hợp với thể trạng của mình và duy trì luyện tập thường xuyên để tăng cường tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, hỗ trợ chữa bệnh trĩ.

Bị bệnh trĩ cần chú ý thói quen đại tiện

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh trĩ không ngồi lâu, rặn mạnh khi đi đại tiện. Nếu thấy phân quá cứng, có thể chia làm 2 lần đại tiện trong ngày, giữa hai lần đó có thể bổ sung nước, ăn đồ ăn dễ tiêu và nếu cần thiết có thể sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc để không gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt, dù có bị bệnh trĩ hay không cũng không nên đọc báo, xem phim, chơi game, hút thuốc… khi đi đại tiện.

 Bị bệnh trĩ gây khó khăn cho đại tiện
Bị bệnh trĩ gây khó khăn cho đại tiện – Ảnh minh họa

Bệnh nhân trĩ nên có thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày, tốt là vào buổi sáng sau khi thức dậy bởi đại tiện mỗi sáng không chỉ giúp cơ thể đào thải độc tố mà còn có thể hình thành phản xạ đều đặn, hạn chế được táo bón.

Lời khuyên của bác sĩ

Bên cạnh việc thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân bị bệnh trĩ có thể hạn chế các triệu chứng đau, ngứa hậu môn do trĩ bằng cách chườm đá lạnh hay xông hậu môn với thảo mộc, vừa có tác dụng làm sạch vừa có thể thúc đẩy lưu thông khí huyết khiến búi trĩ co lại.

Bệnh nhân nên đi khám thường xuyên, theo dõi tình hình tiến triển của bệnh ngay cả khi đã kết thúc liệu trình điều trị bệnh trĩ để có biện pháp can thiệp nếu có dấu hiệu tái phát.

Bạn đọc nếu đang có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh trĩ, hay còn băn khoăn nào liên quan cần giải đáp, có thể liên hệ phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh để được các chuyên gia bệnh trĩ tư vấn, hỗ trợ!

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 và 0977-355-050 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận