#Bệnh trĩ sau sinh - Phương pháp chữa bệnh trĩ sau sinh

#Bệnh trĩ sau sinh – Phương pháp chữa bệnh trĩ sau sinh

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (2 votes, average: 4,50 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Bệnh trĩ sau sinh là hiện tượng khá phổ biến và đang trở thành nỗi lo chung của chị em phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định sinh con. Bệnh trĩ sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, việc chăm sóc con nhỏ mà còn tác động xấu đến sức khỏe người phụ nữ. Vậy nguyên nhân bị bệnh trĩ sau sinh do đâu và cách điều trị như thế nào?

Bệnh trĩ sau sinh ở chị em phụ nữ

Bệnh trĩ sau sinh nguyên nhân do đâu?

Bệnh trĩ hình thành do tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị phình giãn quá mức và xung huyết tạo thành búi trĩ. Sở dĩ phụ nữ bị bệnh trĩ sau sinh nhiều là do những nguyên nhân sau:

Khi mang thai, cùng với sự phát triển của thai nhi mà tử cung cũng ngày một to lên, chèn ép lên trực tràng. Đặc biệt trong những tháng cuối của thai kì, trọng lượng lớn của em bé cùng với nước ối càng gia tăng sức ép khiến cho máu khó lưu thông hơn trong các mạch máu ở trực tràng.

Bệnh trĩ sau sinh
Bệnh trĩ sau sinh – Ảnh minh họa

Trong suốt thai kì, do sự thay đổi hormone trong cơ thể nên chị em thường ở vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, ít vận động nên máu lưu thông chậm, tụ lại trong tĩnh mạch, là cơ sở hình thành búi trĩ.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai thường có chung tâm lí tẩm bổ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho em bé nên chú trọng việc ăn các thực phẩm giàu năng lượng, hàm lượng dinh dưỡng cao mà không bổ sung các loại rau quả để cung cấp chất xơ cần thiết cho tiêu hóa khiến cơ thể bị táo bón, lâu ngày hình thành bệnh trĩ sau sinh.

Đến khi sinh em bé,  tử cung phải co bóp mạnh, tác động một lực không nhỏ khiến cho tĩnh mạch khoang chậu bị sưng phù và tụ máu. Việc dùng sức rặn mạnh cũng có thể tạo thành phản xạ khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài hơn.

Do vậy, bệnh trĩ sau sinh thường hình thành và phát triển rất nhanh từ khi mang thai.

Tác hại của bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh có thể gây chảy mảu nhiều làm giảm sút sức khỏe của người mẹ, cơ thể sau khi sinh con chưa hồi phục lại thêm đại tiện ra máu thường xuyên do bệnh trĩ sẽ trở nên mệt mỏi, uế oải và suy nhược. Điều này hoàn toàn không tốt cho cả mẹ lẫn việc chăm sóc em bé.

Bệnh trĩ sau sinh về cơ bản vẫn gây ra những tác hại không quá khác biệt với những đối tượng bị mắc bệnh trĩ thông thường:

Ngoài đại tiện ra máu, bệnh nhân còn có thể bị ngứa ngáy và viêm nhiễm hậu môn do búi trĩ không ngừng tiết dịch ẩm ướt. Vi khuẩn tại hậu môn hoàn toàn có thế xâm lấn rộng gây viêm nhiễm lên cơ quan sinh dục còn chưa kịp hồi phục chức năng sau quá trình mang thai và sinh con.

Bệnh trĩ cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt bệnh lí khác ở hậu môn như viêm nhiễm tụ mủ (áp xe hậu môn – rò hậu môn), nứt hậu môn hay thậm chí là ung thư trực tràng nên chị em cần đặc biệt chú ý để có thể phát hiện bệnh trĩ sau sinh, từ đó có cách điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ sau sinh điều trị như thế nào?

Việc chữa bệnh trĩ vốn đã không hề đơn giản, ở phụ nữ bị bệnh trĩ sau sinh thì càng khó khăn hơn do việc điều trị nội khoa hay các can thiệp ngoại khoa đều cần sử dụng thuốc để điều trị hay hỗ trợ điều trị.

 Phương pháp chữa bệnh trĩ sau sinh
Phương pháp chữa bệnh trĩ sau sinh – Ảnh minh họa

Theo ý kiến chuyên gia, việc điều trị bằng thuốc đối với người mẹ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Do vậy, trong giai đoạn này, chị em chủ yếu được khuyên áp dụng các biện pháp giảm nhẹ và điều trị bệnh trĩ sau sinh như sau:

  • Thay đổi thói quen để có một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng như bí đỏ, khoai lang, đu đủ chín… để làm mềm phân, đẩy lùi táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể và đẩy mạnh tuần hoàn máu khiến cho bệnh trĩ sau sinh không trầm trọng hơn.
  • Đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt hơn là vào buổi sáng, chú ý không ngồi lâu, rặn mạnh khi đi đại tiện.
  • Chị em cũng có thể chữa bệnh trĩ sau sinh bằng cách áp dụng những kinh nghiệm dân gian như ăn cháo vừng đen, chè đu đủ hay sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên (rau diếp cá, hương nhu, huyết dụ hay quả sung…) để chữa bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng bằng cách ăn, uống trực tiếp các loại thảo mộc này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như hoạt động tiêu hóa của con.

Những phương pháp trên dù có thể không chấm dứt hoàn toàn được bệnh trĩ nhưng có thể giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh trĩ sau sinh. Qua thời kì cho con bú, chị em có thể được chỉ định điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp nội – ngoại khoa mà bác sĩ chỉ định.

Chị em nếu còn điều gì băn khoăn về bệnh trĩ sau sinh xin vui lòng liên hệ phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh để được các chuyên gia tư vấn giải đáp thắc mắc. Hoặc truy cập website: http://benhtrihungthinh.net để tìm hiểu những thông tin khác.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 và 0977-355-050 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận